Bảo trợ xã hội An_sinh_xã_hội

Bảo trợ xã hội đề cập đến một tập hợp các lợi ích có sẵn (hoặc không có sẵn) từ nhà nước, thị trường, xã hội dân sự và các hộ gia đình, hoặc thông qua sự kết hợp của các tổ chức này, cho cá nhân/hộ gia đình để giảm thiếu thốn nhiều mặt. Thiếu thốn nhiều mặt này có thể ảnh hưởng đến những người nghèo ít linh lợi (như người già, người tàn tật) và những người nghèo linh lợi (ví dụ như thất nghiệp).

Khuôn khổ rộng lớn này làm cho khái niệm này dễ được chấp nhận hơn tại các nước đang phát triển so với khái niệm an sinh xã hội. An sinh xã hội là khả dụng hơn trong các điều kiện, khi có số lượng lớn người dân phụ thuộc vào nền kinh tế chính thức cho sinh kế của họ. Thông qua đóng góp được định rõ, an sinh xã hội này có thể được quản lý.

Nhưng, trong bối cảnh nền kinh tế không chính thức phổ biến rộng, thì các thỏa thuận an sinh xã hội chính thức hầu như vắng mặt đối với phần lớn dân cư lao động. Bên cạnh đó, ở các nước đang phát triển, năng lực của nhà nước để vươn tới đa số người nghèo có thể bị hạn chế do các nguồn lực bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, các tổ chức nhiều đầu mối có thể cung cấp bảo trợ xã hội là quan trọng cho việc xem xét chính sách. Như vậy, khuôn khổ bảo trợ xã hội có khả năng duy trì trách nhiệm của nhà nước trong việc cung cấp cho các bộ phận dân cư nghèo nhất bằng cách điều chỉnh các cơ quan ngoài nhà nước.

Nghiên cứu hợp tác từ Viện Nghiên cứu Phát triển tranh luận về bảo trợ xã hội từ góc độ toàn cầu, cho thấy rằng những người ủng hộ cho bảo trợ xã hội rơi vào hai thể loại lớn: "người theo thuyết công cụ" và "người hoạt động xã hội". Những "người theo thuyết công cụ" cho rằng nghèo đói cùng cực, bất bình đẳng và dễ bị tổn thương, là bất thường trong việc đạt được các mục tiêu phát triển (ví dụ như các MDG). Theo quan điểm này bảo trợ xã hội là việc đưa vào các cơ chế quản lý rủi ro để bù đắp cho các thị trường bảo hiểm không đầy đủ hoặc vắng mặt (và các loại khác), cho đến khi bảo hiểm tư nhân có thể đóng vai trò nổi bật hơn trong xã hội đó. Các lập luận của những 'người hoạt động xã hội' xem sự tồn tại của nghèo đói cùng cực, bất bình đẳng và dễ bị tổn thương, như các triệu chứng của sự bất công xã hội và bất bình đẳng cơ cấu và xem bảo trợ xã hội là quyền của công dân. Phúc lợi có mục tiêu là một bước cần thiết giữa chủ nghĩa nhân đạo và lý tưởng của "tối thiểu xã hội được bảo đảm", khi quyền tiếp cận vượt ra ngoài khuôn khổ các chuyển giao tiền mặt hoặc thực phẩm và dựa trên quyền công dân, chứ không phải hoạt động từ thiện.[10]